Tắc nghẽn niệu quản

Chia sẻ

Tắc nghẽn niệu quản

Tìm hiểu chung|Triệu chứng|Nguyên nhân|Chẩn đoán & điều trị|Chế độ sinh hoạt phù hợp

Tắc nghẽn niệu quản

Tìm hiểu chung

Tắc nghẽn niệu quản là gì?

Hệ thống tiết niệu được tạo thành bởi thận, hai ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang gọi là niệu quản và bàng quang.

Tắc nghẽn niệu quản xảy ra khi một niệu quản bị tắc nghẽn. Tắc nghẽn có thể là một tình trạng xuất hiện từ khi mới sinh hoặc có thể là do sẹo từ sỏi thận hoặc phẫu thuật trước đây. Đôi khi, sẹo có thể do ung thư hoặc điều trị ung thư (như xạ trị), sỏi thận, các phẫu thuật trước đó hoặc một số tình trạng có từ khi sinh.

Khi một niệu quản bị chặn, nước tiểu không thoát hoàn toàn khỏi thận đến bàng quang và thậm chí có thể chảy ngược vào thận, gây nhiễm trùng hoặc tổn thương lâu dài.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của tắc nghẽn niệu quản là gì?

Tắc nghẽn niệu quản có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào vị trí bị tắc nghẽn, tắc nghẽn một phần hay toàn bộ, mức độ tiến triển nhanh hay chậm và có gây ảnh hưởng đến một hoặc cả hai thận hay không.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau
  • Những thay đổi về số lượng nước tiểu
  • Khó đi tiểu
  • Có máu trong nước tiểu
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều lần
  • Huyết áp cao

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Đi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn gặp:

  • Đau rất nghiêm trọng mà bạn không thể ngồi yên hoặc tìm một tư thế thoải mái
  • Đau kèm theo buồn nôn và ói mửa
  • Đau kèm theo sốt và ớn lạnh
  • Có máu trong nước tiểu
  • Đi tiểu khó

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra tắc nghẽn niệu quản?

Các loại tắc nghẽn niệu quản khác nhau sẽ có nguyên nhân khác nhau, một trong số là do bẩm sinh.

Tắc nghẽn niệu quản có thể do:

  • Niệu quản đôi, ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Tình trạng phổ biến này là do bẩm sinh với hai niệu quản cùng đổ chung vào một quả thận. Niệu quản thứ hai có thể là bình thường hoặc chỉ phát triển một phần. Nếu một trong hai niệu quản không hoạt động đúng, nước tiểu có thể ứ đọng ở thận và gây ra tổn thương.
  • Một bất thường tại nơi niệu quản nối với bàng quang hoặc thận, làm cản trở dòng chảy của nước tiểu. Kết nối bất thường giữa niệu quản và thận (hẹp đoạn nối bể thận-niệu quản) có thể làm thận sưng lên và cuối cùng ngừng hoạt động. Bất thường này có thể do bẩm sinh hoặc phát triển với trẻ bình thường do kết quả từ một chấn thương hoặc sẹo hóa. Trong các trường hợp hiếm, bệnh có thể phát triển từ một khối u. Kết nối bất thường giữa niệu quản và bàng quang (đoạn hẹp bàng quang-niệu quản) có thể gây ra nước tiểu ứ lại ở thận.
  • Nang niệu quản. Nếu niệu quản quá hẹp và không cho phép nước tiểu chảy bình thường, một túi phình nhỏ ở niệu quản (nang niệu quản) có thể phát triển, thường ở phần niệu quản gần nhất với bàng quang. Điều này có thể chặn dòng chảy nước tiểu và gây ra ứ nước tiểu ở thận dẫn đến tổn thương thận.
  • Xơ hóa sau phúc mạc. Rối loạn hiếm gặp này xảy ra khi mô sợi phát triển ở khu vực phía sau bụng. Các sợi có thể phát triển do ung thư hoặc do sử dụng một số loại thuốc nhất định điều trị chứng đau nửa đầu. Các sợi bao quanh và gây hẹp các niệu quản làm cho nước tiểu ứ đọng ở thận.

Các nguyên nhân khác

Những nguyên nhân ở bên trong hoặc bên ngoài niệu quản có thể dẫn đến tắc nghẽn niệu quản, bao gồm:

  • Sỏi niệu quản
  • Táo bón nặng xảy ra chủ yếu ở trẻ em nhưng cũng xảy ra ở người lớn
  • Ung thư và các khối u không phải ung thư
  • Phát triển mô nội tạng như lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ
  • Sưng thành ống niệu quản mãn tính, thường do các bệnh như lao phổi hay nhiễm ký sinh trùng gọi là bệnh sán máng

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tắc nghẽn niệu quản?

Thông thường, bác sĩ chẩn đoán rối loạn tắc nghẽn niệu quản trước khi sinh qua siêu âm thai định kỳ, siêu âm có thể hiển thị chi tiết phát triển của thai nhi, bao gồm thận, niệu quản và bàng quang. Bác sĩ thường thực hiện siêu âm khác sau khi sinh để đánh giá lại thận.

Nếu bác sĩ nghi ngờ có một niệu quản bị tắc nghẽn, một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần làm để xác định chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu. Bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu máu và nước tiểu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng và sự hiện diện của creatinine, là chỉ số cho thấy thận hoạt động không đúng.
  • Siêu âm. Siêu âm các cơ quan nằm ở bụng (siêu âm sau phúc mạc) cho phép bác sĩ nhìn thấy thận và niệu quản.
  • Chụp X-quang bàng quang niệu đạo khi tiểu. Để kiểm tra dòng chảy bất thường của nước tiểu, bác sĩ đưa một ống nhỏ (catheter) qua niệu đạo, tiêm thuốc cản quang vào bàng quang và chụp X-quang thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo trước và trong khi đi tiểu.
  • Chụp thận phóng xạ. Tương tự như IVP, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ tiêm thuốc nhuộm có chứa một lượng nhỏ chất phóng xạ vào cánh tay. Một camera đặc biệt phát hiện chất phóng xạ và tạo ra những hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá hệ thống tiết niệu.
  • Soi bàng quang. Một ống nhỏ có gắn máy ảnh và đèn được đưa vào niệu đạo hoặc thông qua một vết rạch nhỏ. Hệ thống quang học này cho phép các bác sĩ nhìn rõ bên trong niệu đạo và bàng quang.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Chụp CT là kết hợp một loạt các phim X-quang chụp từ nhiều góc độ khác nhau và xử lý với máy tính để tạo ra hình ảnh cắt ngang của thận, niệu quản và bàng quang.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Chụp MRI bụng là sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và các mô tạo nên hệ thống tiết niệu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tắc nghẽn niệu quản?

Mục tiêu điều trị tắc nghẽn niệu quản là loại bỏ tắc nghẽn hoặc bắc cầu qua chỗ bị tắc, có thể giúp điều trị tổn thương thận. Điều trị có thể bao gồm thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng liên quan.

Thủ thuật dẫn lưu dịch

Một tắc nghẽn niệu quản gây đau dữ dội có thể cần làm thủ thuật ngay lập tức để loại bỏ nước tiểu ra khỏi cơ thể và tạm thời giải tỏa những vấn đề gây ra do tắc nghẽn. Bác sĩ (bác sĩ tiết niệu) có thể đề nghị:

  • Đặt stent niệu quản, một ống rỗng đưa vào bên trong niệu quản để giữ cho niệu quản thông suốt.
  • Mở thông thận qua da, bác sĩ chèn một ống thông qua lưng để dẫn lưu nước tiểu trực tiếp từ thận.
  • Một ống thông được luồn qua niệu đạo kết nối bàng quang với một túi thoát nước bên ngoài. Cách này đặc biệt cần thiết nếu các vấn đề ở bàng quang góp phần ngăn cản việc thoát nước tiểu cho thận.

Bác sĩ có thể cho bạn biết thủ thuật hoặc kết hợp các thủ thuật nào là tốt nhất cho bạn. Các thủ thuật thoát nước có thể cung cấp cứu trợ tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào tình trạng của bạn.

Các phẫu thuật

Có một số phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị tắc nghẽn niệu quản. Các loại phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân.

Phẫu thuật tắc nghẽn niệu quản có thể được tiếp cận qua một trong những cách sau:

  • Phẫu thuật nội soi là thủ thuật xâm lấn tối thiểu với việc luồn một ống có gắn đèn qua niệu đạo vào bàng quang và các phần khác của đường tiết niệu. Bác sĩ phẫu thuật cắt phần hư hỏng hoặc tắc nghẽn của niệu quản để mở rộng khu vực và sau đó đặt một ống rỗng (stent) trong niệu quản để giữ cho nó mở. Thủ thuật này có thể được thực hiện cho cả chẩn đoán và điều trị một tình trạng.
  • Phẫu thuật mở là phẫu thuật cắt một vết ở bụng để thực hiện các thủ thuật.
  • Phẫu thuật nội soi, được thực hiện thông qua một ống nhỏ được gắn đèn và camera, cho phép bác sĩ phẫu thuật nhìn rõ bên trong. Bác sĩ phẫu thuật rạch một hoặc nhiều vết nhỏ qua da để đưa ống có gắn đèn và các công cụ cần thiết khác cho thủ thuật.
  • Phẫu thuật nội soi hỗ trợ bằng robot là phẫu thuật sử dụng hệ thống robot để thực hiện thủ thuật phẫu thuật nội soi.

Sự khác biệt chính giữa các phương pháp phẫu thuật là thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật, số lượng và kích thước của các vết rạch thực hiện trong các thủ thuật. Bác sĩ (bác sĩ tiết niệu) sẽ xác định loại thủ thuật và phương pháp phẫu thuật nào là cách tốt nhất để điều trị tình trạng của bạn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý tắc nghẽn niệu quản?

Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Pylora chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ureteral obstruction

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ureteral-obstruction/symptoms-causes/syc-20354676

Ngày truy cập 15/12/2017

Ureteral Obstruction

https://www.umassmed.edu/urology/clinical-conditions/ureteral-obstruction/

Ngày truy cập 15/12/2017

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA

Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM

Hotline: 0909 400 649

Email : info@PyLoRa.com

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Viêm Tiết Niệu Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGy Từ Mỹ

Nguồn: PyLoGy.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *