Viêm đường tiết niệu không phải là bệnh lý hiếm gặp mà phổ biến ở cả hai giới nam và nữ. Dù không quá nguy hiểm tới tính mạng, nhưng bệnh lại mang đến nhiều bất tiện và khó khăn cho người mắc phải. Vậy bệnh viêm đường tiết niệu được hiểu là gì, khởi phát do đâu, biểu hiện và cách chữa trị ra sao? Tất cả sẽ được Pylogy giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh viêm đường tiết niệu là gì, dấu hiệu nhận biết
Viêm tiết niệu là hiện tượng đường tiết niệu bị xâm nhập, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Dựa trên một số thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới nhiều hơn nam, bởi cấu trúc niệu đạo của phái nữ ngắn hơn – tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Bệnh được chia ra làm hai nhóm. Trong đó:
-
Nhóm 1 là dưới – viêm nhiễm xuất phát tại cho tới miệng sáo niệu đạo.
-
Nhóm tiếp theo là viêm đường tiết niệu trên xuất phát từ thận cho đến lỗ niệu quản nằm tại thành bàng quang. Tuy nhiên những tổn thương chủ yếu là ở thận, ví dụ như viêm đài – bể cấp thận,…
Mặc dù không khó điều trị, nhưng nếu không trị dứt điểm thì viêm đường tiết niệu rất dễ tái phát. Những lần bệnh sau đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sức khỏe người mắc phải.
Bệnh gây ra những ám ảnh tâm lý ở cả hai giới
Vì sao người bệnh mắc viêm đường tiết niệu?
Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ chủ yếu do tác động từ vi khuẩn mang tên E.coli. Theo thống kê, có tới trên 75% các trường hợp bệnh đều xảy ra do loại vi khuẩn này. Ngoài ra, còn có những loại vi khuẩn tác động khác như Gr (+). Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn kỵ khí, Corynebacterium, Mycoplasma cũng đồng loạt là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ngược dòng.
Vi khuẩn thường xuất phát từ miệng sáo, di chuyển tới niệu đạo, chúng tiếp tục đi tới bàng quang và lên vị trí thận. Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn sẽ xâm nhập ngược dòng bởi một số yếu tố sau:
– Niệu quản lạc chỗ, van niệu đạo sau, hẹp bao quy đầu (Phymosis),… triệu chứng của tình trạng dị dạng đường tiết niệu.
– Ứ đọng và tắc nghẽn nước tiểu: hẹp niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến.
– Sỏi tiết niệu, khối u đường tiết niệu đặc biệt là u bàng quang,… biểu hiện của dị dạng đường tiểu.
– Trào ngược dòng bàng quang – niệu quản.
Trong một số trường hợp khác, bệnh xuất phát từ các nguyên nhân sau:
-
Với nam giới
Thủ phạm chính gây ra bệnh là vi khuẩn. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, những lý do tưởng chừng không gây hại lại có khả năng gây bệnh tiết niệu là:
– Chấn thương dương vật, bao quy đầu bị viêm nhiễm khiến đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
– Thủ dâm quá mức.
– Quan hệ tình dục không an toàn, thô bạo.
– Lười vệ sinh sinh sau hệ.
-
Với nữ giới
Tương tự như nam giới, chị em thường bị viêm đường tiết niệu khi bị vi khuẩn tấn công vào các bộ phận ở đường tiết niệu. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như:
– Nhịn tiểu quá lâu, thường xuyên nhịn tiểu.
– Lười vệ sinh trước và sau quan hệ.
– Băng vệ sinh kém chất lượng.
Vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển từ tầng sinh môn đến tiền đình, vị trí âm đạo; rồi tiếp tục di chuyển vào niệu đạo xâm nhập bàng quang. Các chuyên gia cho biết, tình trạng viêm nhiễm ở phụ nữ tỉ lệ thuận hay sẽ tiến triển cùng với các hoạt động tình dục, đồng thời là điều kiện vệ sinh kém.
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu không thể không bỏ qua chính là:
– Tắc nghẽn và ứ đọng nước tiểu (như u phì đại lành tính tuyến tiền liệt,…).
– Suy giảm miễn dịch (HIV, đái tháo đường,…).
– Lối sống sinh hoạt, môi trường ẩm thấp tạo điều kiện thuận lợi.
– Dị vật đường tiểu.
Nguyên nhân chính của bệnh là sự xâm nhập của vi khuẩn
Dấu hiệu nào cho phép nhận biết tình trạng viêm đường tiết niệu?
Biểu hiện dễ nhận biết viêm đường tiết niệu ở hai giới là giống nhau:
– Tình trạng sốt hay sốt cao kèm rét run thường xảy ra ở bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên.
– Đi tiểu buốt: đau buốt giống kim châm, đem lại cảm giác khó chịu, khiến cho bệnh nhân ngại đi tiểu.
– Màu tiểu biến đổi bất thường: nước tiểu đục hơn, đôi khi đen lại, có thể đi tiểu ra máu.
– Tần suất đi tiểu: Ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Có nhiều trường hợp: tiểu rắt, cứ sau 15 phút lại có cảm giác buồn tiểu. Tuy nhiên, nước tiểu không nhiều mà rất ít.
– Nhiều trường hợp bệnh nhân thường xuất hiện những cơn đau quặn thận, có thể do sỏi hoặc viêm đường tiết niệu kết hợp với viêm phần phụ.
Dựa trên những biểu hiện mà chúng tôi vừa đề cập đến, bạn có thể tự mình suy luận. Tuy nhiên, đây chỉ là cơ sở để nói lên tình trạng ban đầu, chúng ta không thể dựa vào đó để kết luận chính xác.
2. Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Viêm tiết niệu là căn bệnh liên quan tới hệ tiết niệu có thể chữa trị được. Tuy nhiên, thời gian điều trị sẽ khác nhau bởi còn tùy thuộc vào tình trạng vi khuẩn gây bệnh, cũng như tình trạng vị trí bị nhiễm khuẩn. Cụ thể:
-
Đối với trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu trên: đây là tình trạng nhiễm khuẩn nặng, dễ dẫn tới khả năng bị nhiễm khuẩn máu. Do đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định, sử dụng theo phác đồ.
-
Đối với trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: Nếu nhận thấy tình trạng nhiễm khuẩn không quá nghiêm trọng hoặc không phát tác triệu chứng, thì có thể điều trị kháng sinh ngoại trú trong 10 ngày.
Một khi đã coi nhẹ và không can thiệp y tế kịp thời, bệnh sẽ tiến triển và để lại những biến chứng phức tạp:
-
Bệnh nhân cần chú trọng tới tình trạng của bản thân, đặc biệt khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu trên. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tiến triển và gây ra các nguy hiểm như: nhiễm khuẩn huyết, suy giảm chức năng thận.
-
Ảnh hưởng tới chức năng của thận.
-
Trong một số trường hợp, người bệnh còn gặp phải tình trạng bị sùi mào gà, lậu, giang mai,… do viêm nhiễm đã ở mức độ nặng.
Biến chứng nguy hiểm rất dễ xảy ra nếu bạn chủ quan
Phát hiện và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để các biến chứng trên không xảy ra với người bệnh.
3. Đâu là phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm tiết niệu hiệu quả
Phác đồ điều trị sẽ được bác sĩ đưa ra sau khi có kết quả cụ thể về tình trạng bệnh.
Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp nào?
Thông thường, các bác sĩ sẽ lấy thông tin dữ liệu về biểu hiện và thời gian phát hiện bất thường. Tiếp đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm một số xét nghiệm, chụp chiếu cụ thể. Các phương pháp mà hầu hết các cơ sở y tế đều áp dụng là:
– Siêu âm ổ bụng đánh giá bàng quang, thận.
– Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị.
– Thực hiện các xét nghiệm máu:
-
Tốc độ lắng máu (VSS).
-
Tổng phân tích tế bào máu.
-
CRP.
-
Định lượng ure, creatinin trong máu. Qua đó xem xét và đưa ra đánh giá cụ thể về chức năng thận.
Hướng điều trị
Dựa vào nguyên nhân, tình trạng và tính chất của bệnh mà các phương pháp điều trị sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn.
Với phương pháp nội khoa: Chủ yếu sử dụng thuốc kháng sinh, tiêu viêm. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị nội khoa kháng sinh khác nhau tùy vào những tổn thương mà viêm đường tiết niệu trên hay dưới gây ra. Bệnh nhân cần thực hiện nghiêm túc, chính xác phác đồ điều trị của bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn.
Để tránh các tái phát nhiễm khuẩn, phải điều trị nội khoa đối với nguyên nhân gây bệnh, đó là:
-
Tắc nghẽn đường tiểu do: niệu đạo hẹp, xơ hẹp cổ bàng quang, bao quy đầu hẹp, u xơ tiền liệt tuyến,…
-
Đường tiểu dị dạng: rò niệu đạo, bàng quang,…
Bác sĩ sẽ trực tiếp hỗ trợ và chỉ định bệnh nhân mắc viêm tiết niệu cần làm gì
4. Sau điều trị viêm đường tiết niệu cần lưu ý gì?
Tìm kiếm một địa chỉ y tế uy tín để thăm khám, điều trị là bước đầu bạn cần phải làm. Nếu đang phân vân giữa vô vàn lựa chọn thì bạn có thể đến với Pylogy.
Tại đây, chúng tôi sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác tùy vào tình trạng bệnh của bạn. Sau khi thực hiện xong, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Hạn chế trong và sau điều trị một thời gian. Kiêng quan hệ tình dục sẽ giúp bệnh cải thiện rất nhiều.
-
Bổ sung dưỡng chất để thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào thay thế.
-
Uống đủ nước mỗi ngày.
-
Từ bỏ thói quen nhịn tiểu, tạo cơ chế đi tiểu thường xuyên.
Liên hệ ngay với đường dây 0909 204 798 của Pylogy nếu bạn muốn được tư vấn bởi các chuyên gia y tế hàng đầu.
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA
Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0909 400 649
Email : info@PyLoRa.com
>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Viêm Tiết Niệu Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGy Từ Mỹ
Nguồn: PyLoGy.org
Bài viết liên quan
Lộn bàng quang
Chia sẻLộn bàng quang Tìm hiểu chung Lộn bàng quang là gì? Lộn bàng quang [...]
Th12
Bật mí 5 nguyên nhân làm nước tiểu sẫm màu không phải ai cũng biết!
Chia sẻ Nhiều người cho rằng nước tiểu sẫm màu chỉ là một trong những [...]
Th12
Phẫu thuật tạo hình bàng quang
Chia sẻPhẫu thuật tạo hình bàng quang Tìm hiểu chung Phẫu thuật tạo hình bàng [...]
Th12