Viêm niệu đạo

Chia sẻ

Viêm niệu đạo

Tìm hiểu chung|Dấu hiệu và triệu chứng|Nguyên nhân gây bệnh|Nguy cơ mắc phải|Chẩn đoán và điều trị|Thay đổi lối sống

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam và nữ trong nhiều độ tuổi, nhưng tỷ lệ cao mắc phải tình trạng này ở độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm có liên quan đến các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.

Tìm hiểu chung

Viêm niệu đạo là gì?

Viêm niệu đạo là bệnh do nhiễm trùng đường tiết niệu dưới khiến niệu đạo bị viêm nhiễm. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Ở nam giới, ống dẫn này cũng là đường dẫn tinh.

Mặc dù đường tiết niệu thường không có vi khuẩn phát triển (ngoại trừ vùng gần niệu đạo và vùng ngoại biên thường chứa vi sinh vật như lactobacilli, staphylococci không gây đông máu, corynebacteria và streptococci tạo nên hàng chắn chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh). Ở phụ nữ, những thay đổi trong môi trường âm đạo liên quan đến estrogen, IgA cổ tử cung và pH âm đạo thấp có thể làm thay đổi khả năng sinh sản của vi khuẩn khác đến từ trực tràng, gây nhiễm trùng đường tiểu bắt đầu từ vùng ngoại biên niệu đạo.

Bệnh viêm niệu đạo thường liên quan đến nhiễm trùng qua đường tình dục, đặc trưng bởi do lậu cầu hoặc không do lậu.

Dấu hiệu và triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm niệu đạo thường gặp là gì?

dấu hiệu triệu chứng viêm niệu đạo

Các triệu chứng chính khi bị viêm niệu đạo là cảm thấy đau hoặc nóng rát khi đi tiểu và muốn đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thấy có dịch tiết lạ từ niệu đạo. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ với những triệu chứng hơi khác nhau.

Viêm niệu đạo ở nữ thường có biểu hiện:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Đau vùng chậu và bụng
  • Đau sau khi quan hệ tình dục
  • Sốt và ớn lạnh
  • Ngứa, khó chịu ở vùng kín

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm niệu đạo ở nam thường gặp gồm:

  • Có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
  • Đau khi xuất tinh
  • Chảy mủ dương vật
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Ngứa, đau hoặc sưng ở dương vật
  • Nổi hạch ở vùng bẹn
  • Sốt (hiếm gặp)

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có dấu hiệu, triệu chứng bất thường nào như trên, hãy sắp xếp đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:

Triệu chứng viêm niệu đạo ở nam giới:

  • Viêm bàng quang, tuyến tiền liệt, mào tinh hoàn, tinh hoàn (đau sưng tinh hoàn), áp-xe niệu, niêm mạc trực tràng, vô sinh và viêm khớp phản ứng.
  • Lậu lan tỏa với các triệu chứng sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, buồn nôn.

Dấu hiệu viêm niệu đạo ở phụ nữ:

  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): vô sinh và thai ngoài tử cung thứ cấp, hình thành sẹo viêm trong ống dẫn trứng.
  • Viêm niêm mạc trực tràng, viêm bàng quang.
  • Lậu lan tỏa.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo là gì?

Viêm niệu đạo được phân loại dựa trên nguyên nhân, bao gồm:

  • Viêm niệu đạo do lậu cầu: gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae (vi khuẩn lậu, nội bào, gram âm). Bệnh chiếm 10% viêm niệu đạo ở nam giới và 50% viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Viêm không do lậu cầu, vi khuẩn gây bệnh bao gồm: Chlamydia trachomatis, Urealyticum ureaplasma, loài Mycoplasma (Mycoplasma hominis, M.genitalium), Trichomonas vaginalis, nấm men, virus Herpes simplex, adenovirus.

Vi khuẩn gây bệnh lậu là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm niệu đạo. Tuy nhiên, có nghiên cứu cho thấy 80% trường hợp nhiễm trùng tiểu là do dùng ống thông trong lòng niệu đạo. Viêm niệu đạo do dùng ống thông tiểu xảy ra ở 2–20% bệnh nhân thông tiểu liên tục (ống thông latex có tỉ lệ mắc cao hơn ống thông silicone).

Ngoài ra, bệnh viêm niệu đạo có thể xảy ra không phải do nhiễm trùng, tức là không liên quan đến vi khuẩn hay virus:

  • Chấn thương
  • Nhạy cảm với một số chất có trong thuốc tránh thai, xà phòng…

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh viêm niệu đạo?

nguy cơ viêm niệu đạo

Hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng xâm nhập vào đường tiết niệu từ trực tràng, đi lên bàng quang thông qua niệu đạo. Tuổi tác có ảnh hưởng đến tỷ lệ người mắc bệnh.

Viêm niệu đạo có thể xảy ra ở bất kỳ ai trong độ tuổi sinh hoạt tình dục, nhưng cao nhất ở trong khoảng 20-24 tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo?

Viêm niệu đạo có thể là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) gây ra. Do đó, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, chẳng hạn như:

  • Số lượng bạn tình: quan hệ với nhiều người sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân hoặc giao phối với người từng bị nhiễm trùng đường tiểu.
  • Xu hướng tình dục: những người đàn ông đồng tính có tỷ lệ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất.
  • Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể xảy ra đồng thời. Bạn cần theo dõi thường xuyên những bệnh đường tình dục, ví dụ như giang mai và HIV.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo?

Thông thường, viêm niệu đạo được chẩn đoán thông qua khám sức khỏe và xét nghiệm dịch nhầy niệu đạo, bao gồm:

  • Phát hiện các dấu hiệu điển hình: dịch nhầy tiết ra từ niệu đạo
  • Kiểm tra các chất nhầy có ở đồ lót
  • Kiểm tra vùng niệu đạo nếu có các triệu chứng phát ban hay sưng
  • Cấy và nuôi các vi khuẩn từ dịch niệu đạo.

Các xét nghiệm khác dùng để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Tìm các vết viêm, loét trên da để kiểm tra các bệnh lây truyển qua đường tình dục khác, chẳng hạn như HPV, herpes simplex hoặc giang mai
  • Xét nghiệm lậu và chlamydia do khả năng đồng nhiễm cao
  • Kiểm tra tinh hoàn
  • Sờ nắn thừng tinh, kiểm tra tình trạng sưng đau để xác định viêm mào tinh hoàn.

Nam giới khó tiểu nên khám kiểm tra bộ phận sinh dục và hậu môn bao gồm:

  • Khám trực tràng bằng tay: nếu bác sĩ sờ nắn tuyến tiền liệt gây đau hay sưng, đây có thể là dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt
  • Kiểm tra các hạch bẹn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm niệu đạo?

điều trị viêm niệu đạo

Bệnh nhân bị viêm niệu đạo có thể được điều trị bằng liệu pháp kép cho viêm do lậu và không lậu vì tỷ lệ đồng nhiễm cao.

Hiện nay, các thuốc dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng do lậu cầu không gây biến chứng ở cổ tử cung, niệu đạo và trực tràng bao gồm:

  • Ceftriaxone
  • Azithromycin hoặc liều cao doxycycline

Trong trường hợp thất bại, bác sĩ cần phải thực hiện nuôi cấy và thử nhạy cảm kháng sinh cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Các thuốc phổ biến dùng để điều trị viêm niệu đạo không do lậu bao gồm erythromycins, tetracycline.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng thêm thuốc giảm đau bên cạnh thuốc kháng sinh để giảm nhẹ các triệu chứng. Trong thời gian điều trị, người bệnh nên tránh quan hệ tình dục và bạn tình cũng nên được điều trị chung nếu nguyên nhân bị viêm là do vi khuẩn hay virus.

Trường hợp viêm không do nhiễm trùng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để xác định nguyên nhân và tránh các tác nhân gây thương tổn, kích ứng đến niệu đạo.

Nếu tình trạng viêm không khỏi sau khi điều trị bằng kháng sinh và kéo dài ít nhất 6 tuần thì được xem là viêm niệu đạo mạn tính. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định nhiều loại kháng sinh khác nhau để điều trị.

Thay đổi lối sống

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế viêm niệu đạo?

Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, viêm niệu đạo thường khỏi mà không để lại bất kì biến chứng nào.

Một số thói quen phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân tốt và quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su
  • Tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục đối với những người bị viêm niệu đạo hoặc đang được điều trị
  • Khám và chữa trị cho bạn tình nếu họ mắc bệnh.

Nếu bạn thắc mắc rằng viêm niệu đạo có lây không thì theo những thông tin ở trên, bệnh có thể lây nếu nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn, virus. Đó là lý do mà bạn tình cũng cần được điều trị cùng nếu người còn lại mắc bệnh liên quan đến bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.

Trường hợp viêm do chấn thương hay kích ứng từ một số chất thì sẽ không lây truyền. Tuy nhiên, đa số trường hợp viêm niệu đạo liên quan đến nhiễm trùng nên để đảm bảo an toàn, bạn không nên quan hệ với nhiều người hoặc không sử dụng bao cao su.

Các bài viết của Pylora chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Michel Arthur Pontari, MD. Campbell-Walsh Urology. Sexually Transmitted Diseases. Bản tải về. Trang 371

Dr. Ammar Al –Faisal. Presentation of Urethritis and Gennital Discharge

McCormack W, Rein M. Urethritis. In: Principles and Practice of Infectious Diseases, Mandell, Douglas, and Bennett (Eds), 2006.

Urethritis. https://medlineplus.gov/ency/article/000439.htm. Ngày truy cập 17/3/2021.

Urethritis. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537282/. Ngày truy cập 17/3/2021.

Urethritis.https://www.aafp.org/afp/2010/0401/p873.html. Ngày truy cập 17/3/2021.

Urethritis. https://www.health.harvard.edu/a_to_z/urethritis-a-to-z. Ngày truy cập 17/3/2021.

Urethritis.https://www.nhs.uk/conditions/non-gonococcal-urethritis/. Ngày truy cập 17/3/2021.

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA

Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM

Hotline: 0909 400 649

Email : info@PyLoRa.com

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Viêm Tiết Niệu Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGy Từ Mỹ

Nguồn: PyLoGy.org

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *