Nước tiểu có bọt là bệnh gì?

Chia sẻ

Nước tiểu có bọt là bệnh gì?

Nước tiểu có bọt là bệnh gì?

Tình trạng nước tiểu có bọt trong một số trường hợp có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải các vấn đề bệnh lý sức khỏe nghiêm trọng.

Cụ thể đi tiểu nhiều bọt là bệnh gì?

Nước tiểu có bọt là bệnh gì?

Hiện tượng đi tiểu nhiều bọt có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi còn là dấu hiệu của một số bệnh lý.

1. Nước tiểu bọt do phản ứng với sản phẩm vệ sinh toilet

Một số sản phẩm làm sạch được sử dụng trong nhà vệ sinh có thể phản ứng với nước tiểu và tạo bọt. Điều này là bình thường và không cảnh báo dấu hiệu sức khỏe nào.

Để an tâm, bạn nên tạm ngưng sử dụng sản phẩm đó để kiểm tra. Nếu sau đó bạn không nhận thấy hiện tượng nước tiểu sủi bọt thì đó có thể là do sản phẩm vệ sinh. Nhưng nếu vẫn thấy nước tiểu có bọt thì bạn cần đến bác sĩ để đánh giá nguyên nhân gây ra nước tiểu nhiều bọt.

2. Tiểu ra nhiều bọt do tiểu với lực mạnh

Khi bàng quang quá đầy và bạn không đi vệ sinh ngay lập tức sẽ gây áp lực lên bàng quang, nước tiểu khi được tiết ra dưới áp lực mạnh có thể tạo thành bọt. Tuy nhiên, loại bọt này thường biến mất trong vài phút và không phải là dấu hiệu của vấn đề bệnh lý nghiêm trọng.

Bạn không nên nhịn tiểu mà hãy đi vệ sinh bất cứ khi nào bạn cảm thấy mắc. Thói quen nhịn tiểu có thể gây tích tụ nước tiểu, làm tăng khả năng nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận và tiểu không tự chủ.

3. Cơ thể mất nước gây tiểu ra bọt nhiều

Tập thể dục gây mất nước và làm nước tiểu có bọt

Tình trạng xuất hiện bọt trong nước tiểu có thể xảy ra khi uống quá ít nước hoặc tập thể dục quá nhiều, bạn có thể bị mất nước, nước tiểu sẽ trở nên cô đặc và nhiều bọt hơn. Ngoài ra, nước tiểu thậm chí còn có màu đậm và nặng mùi hơn.

Nếu bạn nghi ngờ rằng nước tiểu có bọt là do mất nước, bạn nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và uống nhiều nước hơn khi tập thể dục.

4. Nước tiểu có bong bóng và bọt do protein trong nước tiểu

Một trong những nguyên nhân chính của nước tiểu nhiều bọt là sự hiện diện của protein trong nước tiểu (đạm niệu trạng protein quá mức có thể xảy ra nếu bạn bổ sung protein quá nhiều sau khi tập thể dục cường độ cao, hoặc có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về thận (hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp…), huyết áp cao và bệnh tiểu đường không được điều trị.

5. Nhiễm trùng tiết niệu

Đi tiểu ra nhiều bọt là bệnh gì? Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra tình trạng có bọt trong nước tiểu do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang. Ngoài triệu chứng nước tiểu nhiều bọt, các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm triệu chứng về rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, tiểu máu.

Để chẩn đoán bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không, bạn nên đến gặp bác sĩ để thực hiện kiểm tra nước tiểu và hệ tiết niệu, đây là xét nghiệm nhằm xác định sự xuất hiện của bạch cầu niệu (là bằng chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu) và loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng, từ đó giúp bác sĩ có thể chỉ định loại kháng sinh phù hợp.

6. Vấn đề về thận

Vấn đề về thận làm nước tiểu có bọt

Các vấn đề về thận có thể là nguyên nhân nước tiểu có bọt. Thận có chức năng lọc máu để sản xuất nước tiểu, sau đó được đào thải khỏi cơ thể. Bất kỳ bệnh hoặc vấn đề nào ảnh hưởng đến thận như nhiễm trùng thận, suy thận, huyết áp cao hoặc sỏi thận cũng có thể gây ra tình trạng có bọt trong nước tiểu.

Nếu bạn gặp phải tình trạng nước tiểu có bọt cảnh báo vấn đề bất thường về thận, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa thận để làm xét nghiệm, xác định nguyên nhân và bắt đầu điều trị thích hợp nhất.

Ngoài những nguyên nhân trên, nước tiểu có bọt ở nam giới cũng có thể là do sự hiện diện của tinh dịch trong nước tiểu. Một lượng nhỏ tinh dịch đôi khi có thể ở lại niệu đạo và đi đến bàng quang gây ra nước tiểu nhiều bọt. Bạn nên đến gặp bác sĩ tiết niệu để được đánh giá và điều trị tình trạng phù hợp.

7. Bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường làm tăng nguy cơ nước tiểu có bọt

Nước tiểu sủi bọt là bệnh gì? Bệnh đái tháo đường và các nguyên nhân khác làm tăng lượng đường trong máu cũng có thể dẫn đến nước tiểu nhiều bọt. Một người mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát được sẽ có nhiều phân tử đường huyết trong cơ thể.

Glucose là một phân tử lớn, giống như protein. Nếu nồng độ glucose trong máu quá cao, thận có thể gặp khó khăn trong việc lọc các phân tử này một cách chính xác. Do đó, thận có thể cho phép glucose và protein dư thừa thoát ra ngoài trong nước tiểu.

Bên cạnh tình trạng nước tiểu nhiều bọt, những người mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát được có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Mờ mắt
  • Ngứa da
  • Khô miệng
  • Mệt mỏi, đói bất thường
  • Cảm giác khát liên tục
  • Thường xuyên mắc tiểu
[mc4wp_form id=”290304”]

8. Nước tiểu có bọt do bệnh tăng huyết áp

Bện tăng huyết áp làm nước tiểu có bọt

Các loại bệnh về tim, đặc biệt là tăng huyết áp, có thể gây tổn thương thận và làm xuất hiện microalbumin niệu, do đó có thể khiến bạn gặp tình trạng đi tiểu có bọt. Điều quan trọng là bạn cần kiểm tra sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể định kỳ, đồng thời sử dụng thuốc dưới chỉ định của bác sĩ.

9. Tiền sản giật

Nước tiểu có bọt không phải là dấu hiệu mang thai. Trong trường hợp nước tiểu có bọt ở phụ nữ mang thai có thể là do sự xuất hiện protein trong nước tiểu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật.

Tiền sản giật là một biến chứng của thai kỳ được đặc trưng bởi các tình trạng huyết áp cao, sự xuất hiện của protein trong nước tiểu và sưng cơ thể. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây co giật và gây nguy hiểm cho thai nhi.

Chẩn đoán bệnh liên quan đến nước tiểu có bọt

Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán tình trạng nước tiểu có bọt

Khi bạn phát hiện tình trạng nước tiểu nhiều bọt, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nếu có kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Khó ngủ
  • Buồn nôn, nôn
  • Nước tiểu đục, sẫm màu
  • Lượng nước tiểu thay đổi
  • Phù tay, chân, mặt và bụng
  • Nam giới có thể có cực khoái khô, chỉ xuất tinh rất ít hoặc không xuất tinh khi đạt cực khoái

Bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân tình trạng này bằng cách kiểm tra mẫu nước tiểu để xác định xem mức độ protein có cao hay không. Nếu nước tiểu có hàm lượng protein cao, bác sĩ có thể sẽ đề nghị xét nghiệm nước tiểu trong 24 giờ. Xét nghiệm này yêu cầu thu thập tất cả nước tiểu sản xuất được trong cả ngày.

Sau đó, mẫu thu thập nước tiểu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để so sánh lượng albumin (một loại protein chính trong máu) với lượng creatinine (sản phẩm thải được thải trừ duy nhất qua thận). Nếu tỷ lệ albumin so với creatinine của người bệnh cao hơn mức trung bình, họ có thể bị bệnh thận hoặc bị chấn thương thận đang ảnh hưởng đến quá trình lọc máu.

Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm khác nhằm đánh giá mức đường huyết hoặc các chỉ định khác về chức năng thận. Đồng thời cũng có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp MRI, để đảm bảo rằng bạn không gặp vấn đề gì với cấu trúc của thận.

Điều trị tình trạng nước tiểu có bọt

Điều trị nước tiểu có bọt bằng cách thay đổi chế độ ăn

Cách điều trị nước tiểu nhiều bọt phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ra. Sau đây là các gợi ý điều trị mà bạn có thể áp dụng tùy theo tình trạng của mình và kết hợp với chỉ định của bác sĩ.

1. Chữa nước tiểu có bọt bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh

Bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh sau đây để hạn chế rủi ro mắc bệnh:

  • Không hút thuốc
  • Tập thể dục đều đặn ít nhất 5 buổi/tuần
  • Tái khám định kỳ nếu mắc bệnh mạn tính
  • Bổ sung nước đầy đủ khoảng 1,5 – 2 lít tùy thể trạng
  • Chế độ ăn uống nhiều rau, ít đường, muối, dầu mỡ

2. Kiểm soát đường huyết

Thông thường, bệnh tiểu đường và huyết áp cao có khả năng gây ra bệnh thận làm xuất hiện bọt trong nước tiểu. Bạn có thể làm chậm sự tiến triển của tổn thương thận bằng cách kiểm soát tốt đường huyết.

Bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn để giúp điều trị bệnh tiểu đường. Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để đảm bảo mức đường huyết trong phạm vi an toàn.

Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương thận gây ra nước tiểu có nhiều bọt, bạn có thể dùng thuốc uống hoặc tiêm insulin để giảm lượng đường trong máu.

3. Chữa nước tiểu có bọt bằng cách ổn định huyết áp

Tập thể dục giúp hạn chế nước tiểu có bọt

Nếu bị cao huyết áp, bạn cần theo dõi chế độ ăn uống và duy trì việc tập thể dục. Bạn nên hạn chế muối và protein trong chế độ ăn uống để vừa có thể làm giảm huyết áp vừa khiến thận không phải làm việc quá sức. Điều này có thể giúp bạn chấm dứt tình trạng đi tiểu bọt nhiều.

Bác sĩ có thể kê đơn nhóm thuốc chẹn kênh canxi, thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc khác làm giảm huyết áp. Hai loại thuốc giúp hạ huyết áp và bảo vệ thận khỏi những tổn thương là thuốc ức chế men chuyển angiotensin và thuốc ức chế thụ thể angiotensin.

4. Điều trị xuất tinh ngược

Xuất tinh ngược dòng thường không cần phải điều trị trừ khi bạn dự định muốn có con hoặc những cơn cực khoái khô khiến bạn khó chịu. Bác sĩ có thể điều trị tình trạng này bằng các loại thuốc giúp đóng cổ bàng quang để tinh dịch không thể vào bên trong bàng quang. Các loại thuốc có thể bao gồm:

  • Ephedrine
  • Imipramine
  • Phenylephrine
  • Pseudoephedrine
  • Chlorpheniramine
  • Brompheniramine

Bạn nên lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tình trạng nước tiểu có bọt, mà bạn hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân rõ ràng trước khi điều trị.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn nước tiểu có bọt là bệnh gì, cách chẩn đoán và điều trị tình trạng này. Tình trạng này tuy trông có vẻ bình thường nhưng có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, bạn hãy thăm khám sớm khi phát hiện kèm thêm nhiều dấu hiệu bất thường khác nhé!

Các bài viết của Pylora chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Foamy Urine Is This a Sign of Kidney Disease? https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6832055/ Ngày truy cập: 15/05/2021

Clinical Significance of Subjective Foamy Urine https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3539097/ Ngày truy cập: 15/05/2021

Chronic kidney disease https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-kidney-disease/symptoms-causes/syc-20354521 Ngày truy cập: 15/05/2021

Foamy Urine: What’s Normal, What’s Not https://www.nm.org/healthbeat/healthy-tips/foamy-urine-whats-normal-whats-not Ngày truy cập: 15/05/2021

kidneyfund.org/kidney-disease/kidney-problems/protein-in-urine.html

Ngày truy cập: 30/9/2021

 

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA

Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM

Hotline: 0909 400 649

Email : info@PyLoRa.com

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Viêm Tiết Niệu Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGy Từ Mỹ

Nguồn: PyLoGy.org

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *