3 điều bạn cần biết về nhiễm trùng đường tiểu

Chia sẻ

3 điều bạn cần biết về nhiễm trùng đường tiểu

3 điều bạn cần biết về nhiễm trùng đường tiểu

Bạn phiền muộn vì buồn tiểu thường xuyên? Thống kê cho thấy những phụ nữ đã lập gia đình có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ít nhất một lần trong đời!

Nhiễm trùng đường tiểu hay còn gọi là viêm đường tiết niệu rất thường gặp, đặc biệt là ở nữ giới. Đôi khi bệnh không gây triệu chứng gì, nhưng cũng có thể khiến bạn lo lắng. Vậy những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây tử vong

Đường tiểu bao gồm hai thận, niệu đạo, bàng quang và niệu quản. Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở bất kỳ cấu trúc nào của đường tiểu, do các sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây ra. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu là một khái niệm khá rộng. Nhiều bác sĩ thích sử dụng thuật ngữ chuyên biệt hơn để xác định vị trí nhiễm trùng trên đường tiểu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm niệu quản và viêm đài bể thận.

Những cấu trúc khác có vị trí giải phẫu gần với đường tiểu như tuyến tiền liệt, tinh hoàn và âm đạo thỉnh thoảng cũng được đề cập đến trong viêm đường tiết niệu vì có thể là nguyên nhân hay hậu quả của nhiễm trùng đường tiểu.

Thận là một cơ quan luôn hoạt động để tạo ra khoảng 1,5 lít nước tiểu mỗi ngày, giúp cơ thể cân bằng dịch và chất điện giải như kali, natri và nước, góp phần loại bỏ chất thải qua nước tiểu và tạo ra hormone hình thành tế bào máu. Nếu thận bị tổn thương hay hủy hoại vì nhiễm trùng, sẽ khiến các chức năng chính của thận mất đi và gây hại cho cơ thể.

Viêm đường tiết niệu rất thường gặp, có từ 7 đến 10 triệu ca khám bệnh vì tình trạng trên. Một vài viêm đường tiết niệu không có triệu chứng, một số khác có thể biểu hiện như tiểu đau, đến suy cơ quan và thậm chí là tử vong.

2. Nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Bệnh lây qua quan hệ tình dục

Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhiễm trùng đường tiểu không truyền nhiễm từ người sang người, nhưng một số khác lại cho rằng bệnh này có thể lây lan. Họ đề nghị rằng những người bạn tình nên tránh quan hệ cho đến khi hết hẳn bệnh.

Đa số chuyên gia cho rằng quan hệ tình dục có thể gây nhiễm trùng đường tiểu. Có thể giải thích cho hiện tượng trên là do khi quan hệ, vi khuẩn bằng cách nào đó có thể xâm nhập vào đường tiết niệu. Những bệnh lây lan qua đường tình dục cũng có thể gây nhiễm trùng đường tiểu. Những nhiễm trùng này gồm lậu cầu hay chlamydia rất dễ truyền nhiễm giữa bạn tình, gây ra một số triệu chứng tương tự giữa nhiễm trùng đường tiểu và bệnh lây lan qua đường tình dục như đau và có mùi hôi khi đi tiểu hay khi quan hệ.

Bệnh do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng

Nguyên nhân chủ yếu chiếm khoảng 80% của nhiễm trùng đường tiểu là vi khuẩn E. coli thường trú tại đại tràng. Tuy nhiên, nhiều vi khuẩn khác cũng có thể gây nhiễm trùng nhưng ít gặp hơn như klebsiella, pseudomonas, enterobacter, proteus, staphylococcus, mycoplasma, chlamydia, serratia và neisseria. Bên cạnh đó, nấm candida và cryptococcus và một vài ký sinh trùng trichomonas và schistosoma cũng có thể gây bệnh.

Schistosoma có thể gây nhiều bệnh trạng khác nhau, trong đó viêm bàng quang chỉ là một phần trong tiến trình viêm nhiễm phức tạp. Tại Mỹ, hầu hết nhiễm trùng là do vi khuẩn gram âm gây ra, trong đó E. coli là nguyên nhân chính.

Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh nhiễm trùng đường tiểu

3. Yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng đường tiểu

Có nhiều yếu tố nguy cơ của viêm đường tiết niệu. Thông thường, khi có bất kỳ nguyên nhân gì gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu, khoảng 50 ml/giờ ở người bình thường đều là nguy cơ của viêm đường tiết niệu. Ví dụ như sỏi thận, hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt hay bất kỳ sự bất thường cấu trúc giải phẫu khác trên đường tiểu đều gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sinh vật gây bệnh phải chống lại chiều dòng chảy của nước tiểu để xâm nhập từ niệu đạo đến các cấu trúc khác như bàng quang, niệu quản và hai thận.

Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu hơn so với nam giới vì niệu đạo của họ ngắn và gần với nguồn chứa sinh vật gây bệnh là âm đạo và hậu môn. Sau đây là một số nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu bạn nên lưu ý:

  • Những người đặt ống dẫn tiểu: Những người đặt ống dẫn tiểu gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Có khoảng 30% những người đặt ống dẫn tiểu dài hạn bị viêm đường tiết niệu. Bởi vì ống dẫn tiểu không có cơ chế miễn dịch để loại bỏ vi khuẩn và được đưa trực tiếp vào bàng quang. Những ống dẫn tiểu được thiết kế đặc biệt đã ra đời để thay thế những ống dẫn có thể gây nhiễm trùng, được kết hợp với chất chống vi khuẩn trong lòng ống dẫn để ức chế vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ lại không sử dụng vì thời gian hiệu quả ngắn, giá thành cao và chú trọng đến vấn đề đề kháng kháng sinh ở vi khuẩn.
  • Phụ nữ sử dụng màng ngăn âm đạo: Có nhiều báo cáo cho biết phụ nữ sử dụng màng ngăn âm đạo hay có bạn tình sử dụng bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng có nguy cơ cao viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, nữ giới có hoạt động tình dục mạnh thường cũng gia tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn. Thuật ngữ “viêm bàng quang tuần trăng mật” có thể liên quan đến viêm đường tiết niệu mắc phải trong giai đoạn quan hệ đầu tiên hay sau một khoảng thời gian quan hệ quá độ.
  • Đàn ông hơn 60 tuổi: Đàn ông hơn 60 tuổi có nguy cơ cao viêm đường tiết niệu vì họ thường mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến, có thể khiến bàng quang tống nước tiểu chậm hoặc không hoàn toàn. Bên cạnh đó, những người lớn tuổi có khả năng gia tăng mắc bệnh lây lan qua đường tình dục vì họ thường không sử dụng bao cao su so với những người trẻ tuổi.
  • Người đã từng phẫu thuật đường tiểu: Những bệnh nhân đã từng phẫu thuật đường tiểu cũng gia tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.
  • Người bị nhiễm trùng huyết: Thỉnh thoảng, những người bị nhiễm trùng huyết sẽ gây viêm đài bể thận, vì vi khuẩn có thể lây lan qua đường máu. Tương tự những người có viêm nhiễm ở những cơ quan gần đường tiểu như tuyến tiền liệt, tinh hoàn, hay các đường rò cũng dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn.
  • Phụ nữ mang thai: Một số bác sĩ cho rằng phụ nữ mang thai không tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu, một số khác lại cho rằng mang thai từ 6 – 26 tuần có tăng nguy cơ mắc bệnh trên. Tuy nhiên, hầu hết chuyên gia đều cho rằng viêm đường tiết niệu xảy ra ở phụ nữ mang thai có khả năng diễn tiến thành viêm đài bể thận cao hơn, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng nề hơn. Hơn nữa, đứa bé cũng có thể bị sinh non và nhẹ cân. Bệnh nhân mắc những bệnh mạn tính như đái tháo đường hay suy giảm miễn dịch vì HIV hay ung thư cũng có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu.

Hiểu rõ hơn về nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm đường tiết niệu có thể giúp bạn phòng tránh được bệnh trên. Nếu thấy bất kỳ sự bất thường nào liên quan đến đường tiểu như tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, tiểu đau, tiểu máu hay đau hông lưng dữ dội, hãy đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhé!

Các bài viết của Pylora chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Your Guide to Urinary Tract Infections (UTIs)

https://www.webmd.com/women/guide/your-guide-urinary-tract-infections#1

Ngày truy cập 21.12.2017

Everything You Need to Know About Urinary Tract Infection

https://www.healthline.com/health/urinary-tract-infection-adults#risks-for-men

Ngày truy cập 21.12.2017

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA

Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM

Hotline: 0909 400 649

Email : info@PyLoRa.com

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Viêm Tiết Niệu Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGy Từ Mỹ

Nguồn: PyLoGy.org

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *