Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì?

Chia sẻ

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì?

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì?

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì và điều trị như thế nào là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm. Điều này có thể hiểu được, bởi vì bàng quang hoạt động quá mức là tình trạng rất phổ biến và các triệu chứng của nó có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chẳng hạn như: tần suất đi tiểu nhiều hơn, tiểu gấp, tiểu không tự chủ và tiểu đêm.

Tình trạng này có thể cải thiện được thông qua việc sử dụng các thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt kết hợp cùng với liệu pháp thay đổi thói quen và hành vi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì, tác dụng của từng thuốc và những phản ứng phụ có thể xảy ra.

Thuốc uống làm giãn bàng quang

Bị bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì

Các thuốc có khả năng giãn bàng quang là lựa chọn đầu tiên cho vấn đề bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì. Thuốc giãn bàng quang sẽ làm giảm những cơn tiểu không tự chủ và các triệu chứng khác. Bao gồm:

Thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic ngăn chặn sự xuất hiện các cơn co thắt bất thường ở bàng quang. Những cơn co thắt này là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy cần đi tiểu khẩn cấp, ngay cả khi bàng quang chưa đầy. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm:

  • Oxybutynin
  • Tolterodine
  • Darifenacin
  • Solifenacin
  • Trospium
  • Fesoterodine

Hầu hết các thuốc kể trên đều dùng bằng đường uống, riêng oxybutynin còn được sử dụng dưới dạng thuốc dán thấm qua da. Sau khi dùng thuốc, có thể mất vài tuần để nhận thấy sự cải thiện của các triệu chứng và hiệu quả tối ưu có thể đạt được sau khoảng 12 tuần.

Bên cạnh bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì, bạn cũng nên quan tâm đến những tác dụng phụ có thể gặp phải để sớm nhận biết và thông báo với bác sĩ. Khô mắt, khô miệng và táo bón là những tác dụng phụ phổ biến, rất thường gặp phải trong quá trình điều trị với các thuốc kháng cholinergic.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên nhấm nháp một lượng nhỏ nước để giảm khô miệng, ngậm một viên kẹo hay nhai kẹo cao su để tiết nhiều nước bọt nhiều hơn. Đồng thời, có thể sử dụng dung dịch nhỏ mắt để giữ ẩm cho mắt.

Một số tác dụng phụ khác ít phổ biến hơn bao gồm: ợ chua, mờ mắt, tim đập nhanh, da đỏ bừng, bí tiểu và một vài biểu hiện về sự nhận thức, chẳng hạn như suy giảm trí nhớ và lú lẫn. Các thuốc dạng phóng thích kéo dài (uống 1 lần/ ngày) có thể ít gây tác dụng phụ hơn so với dạng thông thường.

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì – Mirabegron cũng là lựa chọn phổ biến

Với cơ chế làm các giãn cơ xung quanh bàng quang, thuốc Mirabegron có hiệu quả tốt trong việc giảm bớt các triệu chứng liên quan đến tiểu gấp và tiểu không chủ. Khi các cơ xung quanh giãn ra sẽ tăng sức chứa của bàng quang, giúp hạn chế nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, thuốc còn làm tăng lượng nước tiểu thải ra mỗi lần, giúp bàng quang được làm rỗng tốt hơn.

Mirabegron thường có hiệu quả sau vài giờ sử dụng hoặc đôi khi phải mất đến vài tuần để thuốc phát huy hết tác dụng. Trong thời gian điều trị, thuốc khả năng dẫn đến một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Nhiễm trùng tiết niệu
  • Tim đập nhanh
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Chóng mặt, đau đầu

Đặc biệt, thuốc bàng quang tăng hoạt Mirabegron có thể gây tăng huyết áp. Vì vậy, cần thận trọng và theo dõi huyết áp thường xuyên.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Nghe có vẻ không liên quan đến việc bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì, nhưng thực tế thuốc chống trầm cảm ba vòng đã được chứng minh có hiệu quả giảm triệu chứng bệnh rất tốt. Đại diện là:

Imipramine

Ngoài tác dụng làm cơ bàng quang giãn ra, imipramine còn khiến cơ trơn ở cổ bàng quang co lại. Chính điều này đã giúp ích cho việc cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ ở bệnh nhân.

Thuốc có thể gây buồn ngủ, do đó thường được khuyến cáo sử dụng vào buổi tối để kiểm soát các triệu chứng tiểu đêm. Imipramine có thể dùng cho trẻ em hay đái dầm vào ban đêm, tuy nhiên lại không phù hợp cho người lớn tuổi.

Mặc dù hiếm gặp, nhưng thuốc có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm các vấn đề về tim mạch, ví dụ như nhịp tim không đều, chóng mặt hoặc ngất xỉu do huyết áp giảm đột ngột khi thay đổi tư thế. Các tác dụng phụ khác ít nghiêm trọng hơn có thể kể đến khô miệng, mờ mắt và táo bón.

Duloxetine

Duloxetine giúp giãn cơ vòng niệu đạo, qua đó có thể khắc phục được triệu chứng tiểu không kiểm soát ở một số phụ nữ. Nữ giới bị bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì thì duloxetine đặc biệt hữu ích, nhất là khi có kèm theo trầm cảm.

Tác dụng phụ của duloxetine thường bao gồm buồn nôn, khô miệng, chóng mặt, táo bón, mất ngủ và mệt mỏi. Lưu ý, phụ nữ bị bệnh gan mãn tính không nên dùng thuốc này.

Estrogen – lựa chọn tối ưu cho bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì ở phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ bị bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì

Sau giai đoạn mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất ra lượng estrogen ít hơn. Chính sự thiếu hụt estrogen này đã góp phần làm suy yếu các mô nâng đỡ xung quanh niệu đạo và âm đạo, dẫn đến nguy cơ trầm trọng thêm tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Áp dụng liệu pháp estrogen tại chỗ, liều thấp dưới dạng kem bôi âm đạo, vòng đặt hoặc miếng dán có chứa estrogen có thể giúp trẻ hóa các mô đang bị suy thoái trong âm đạo và đường tiết niệu, làm giảm một số triệu chứng tiểu không kiểm soát. Tuy nhiên, chống chỉ định estrogen nếu có tiền sử ung thư vú, ung thư tử cung hoặc cả hai.

Gọi estrogen là lựa chọn tối ưu khi tìm hiểu “bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì” cho phụ nữ mãn kinh bởi vì nếu sử dụng đúng cách, liệu pháp estrogen tại chỗ thường không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Dù vậy, không chỉ định dùng estrogen đường uống bởi vì hấp thu estrogen toàn thân có thể làm nặng thêm các triệu chứng tiểu không tự chủ.

Thuốc tiêm (Botox)

Onabotulinum toxin A hay Botox có khả năng ngăn cản hoạt động gây tê liệt cơ bàng quang của chất acetylcholin. Tuy nhiên, có thể dẫn đến tác dụng phụ bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và bí tiểu. Ngoài ra, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra các phản ứng phụ như ngừng hô hấp và tử vong sau khi sử dụng Botox. Vì vậy, bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì khi mà các thuốc khác không mang lại hiệu quả thì việc tiêm Botox mới được xem xét.

Việc sử dụng Botox với liều lượng nhỏ tiêm trực tiếp vào các mô bàng quang có thể làm thư giãn các cơ xung quanh, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng tiểu không kiểm soát do bàng quang tăng hoạt. Phương pháp này được cho là mang lại hiệu quả rất lớn, kể cả ở những bệnh nhân chưa có đáp ứng tốt đối với các liệu pháp khác.

Tác dụng của thuốc tiêm Botox thường kéo dài trong khoảng 6 tháng và sẽ giảm dần theo thời gian. Để đảm bảo điều trị, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiêm nhắc lại từ 1 đến 2 lần mỗi năm.

Như vậy, bài viết đã đưa ra đáp án giúp bạn trả lời cho câu hỏi bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các thuốc trên đều phải dùng dưới sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ.

Các bài viết của Pylora chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Overactive bladder. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/overactive-bladder/diagnosis-treatment/drc-20355721. Ngày truy cập 19/11/2021

Bladder control: Medications for urinary problems. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-incontinence/in-depth/bladder-control-problems/art-20044220. Ngày truy cập 19/11/2021

Mirabegron. https://www.nhs.uk/medicines/mirabegron/. Ngày truy cập 19/11/2021

Overactive Bladder (OAB). https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/o/overactive-bladder-(oab). Ngày truy cập 19/11/2021

Overactive Bladder. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14248–overactive-bladder-. Ngày truy cập 19/11/2021

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA

Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM

Hotline: 0909 400 649

Email : info@PyLoRa.com

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Viêm Tiết Niệu Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGy Từ Mỹ

Nguồn: PyLoGy.org

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *